Shopping Cart

Thành Tiền 0đ
Tổng Tiền 0đ

Hướng dẫn cách giặt nệm ô tô tại nhà

21/08/2022
Bạn thường xuyên phải lái xe, vì vậy việc giữ cho những chiếc ghế sạch sẽ là rất quan trọng. Đây cũng là nơi tiềm ẩn, tích tụ nhiều bụi bẩn và các loại vi khuẩn gây bệnh. Sẽ làm ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của bạn và gia đình. Đồng thời, làm mất đi tính thẩm mỹ, nét sang trọng của chiếc xe. Do đó, hãy giặt nệm ô tô thường xuyên và đúng cách. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu ngay các bước vệ sinh nệm xe ô tô đảm bảo an toàn và giữ gìn độ bền lâu dài.

Bạn thường xuyên phải lái xe, vì vậy việc giữ cho những chiếc ghế sạch sẽ là rất quan trọng. Đây cũng là nơi tiềm ẩn, tích tụ nhiều bụi bẩn và các loại vi khuẩn gây bệnh. Sẽ làm ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của bạn và gia đình. Đồng thời, làm mất đi tính thẩm mỹ, nét sang trọng của chiếc xe. Do đó, hãy giặt nệm ô tô thường xuyên và đúng cách. Cùng xem hướng dẫn cách giặt nệm ô tô tại nhà đơn giản, đảm bảo an toàn và giữ gìn độ bền lâu dài cho nệm ô tô.

Hướng dẫn cách giặt nệm ô tô với chất liệu vải nỉ

Chất liệu vải nỉ  rất dễ tích tụ bụi bẩn, nếu không xử lý sớm sẽ là môi trường thuận lợi để vi khuẩn gây hại cho sức khỏe con người phát triển.

Để giặt nệm ô tô với chất liệu vải nỉ thì trước hết bạn cần phải tiến hành hút bụi cho xe ô tô. Các mảnh vụn thức ăn, bụi bẩn lâu ngày sẽ bám chắc vào xe hơi len lỏi vào từng kẽ hở. Lâu ngày, sẽ tích tụ gây nấm mốc hoặc vi khuẩn. Ghế ngồi dù được làm bằng bất kỳ chất liệu nào thì việc đầu tiên cần làm đó chính là hút bụi.

Bạn có thể sử dụng loại máy hút bụi gia đình ,hoặc với không gian xe ô tô nhỏ hơn thì có thể sử dụng loại hút bụi cầm tay nhỏ. Bước làm sạch này sẽ giúp loại bỏ đi bụi bẩn bám trên hế. Giúp những công đoạn sau được thực hiện một cách dễ dàng.

Để giặt nệm ô tô với chất liệu vải nỉ thì trước hết bạn cần phải tiến hành hút bụi cho xe ô tô

Để giặt nệm ô tô với chất liệu vải nỉ thì trước hết bạn cần phải tiến hành hút bụi cho xe ô tô

Sau bước hút bụi bạn chuẩn bị một dung dịch vệ sinh để có thể làm sạch. Có thể dùng bột giặt hòa tan vào nước nóng để tạo nên một dung dịch chăm sóc xe. Ngâm miếng mút đã chuẩn bị sẵn vào xô nước nóng. Sau đó tiến hành vệ sinh từng ghế một trên xe.

Trong quá trình thực hiện, lưu ý không nên làm ướt sũng nệm xe. Sử dụng khăn sạch, thấm qua nước lạnh và vắt kho để đẩy hết lượng vết bẩn và xà phòng bám còn lại trên ghế.

Bước làm khô sau khi tiến hành vệ sinh cũng chính là bước vô cùng quan trọng giúp ngăn chặn được quá trình nấm mốc phát triển. Để làm khô bạn mở điều hòa ô tô hoặc quạt thông gió để làm khô nệm ghế ngồi của xe một các nhanh chóng.

Hướng dẫn bạn cách giặt ghế da ô tô tại nhà

Thông thường, sau 3 năm sử dụng, ghế da ô tô sẽ bắt đầu xuống cấp. Lúc này, lớp sơn chuyên dụng và lớp phủ mờ bảo vệ bề mặt da sẽ bị mòn dần. Nếu không được chăm sóc và bảo dưỡng kỹ lưỡng, da sẽ giảm tuổi thọ rất nhanh.

Một số dấu hiệu cho thấy ghế da trong xe bạn đang bị xuống cấp: Da bị nứt nẻ; Da trở nên sẫm màu hơn; Tệ hơn, da sẽ bị thâm đen ở những nơi tiếp xúc với mồ hôi từ cơ thể.

Có nhiều cách để vệ sinh ghế da ô tô tại nhà, hiện nay, cách được nhiều người áp dụng nhất là sử dụng chất tẩy rửa có sẵn trong nhà để vệ sinh các vết bẩn trên ghế. Các chất tẩy rửa được dùng để vệ sinh ghế phổ biến nhất là nước rửa chén, xà phòng giặt đồ, hoặc nước lau kính... Tuy nhiên, không phải loại chất tẩy rửa nào cũng phù hợp cho ghế da.

Chất tẩy rửa được khuyên sử dụng cho ghế da là chất có nồng độ kiềm thấp

Chất tẩy rửa được khuyên sử dụng cho ghế da là chất có nồng độ kiềm thấp

Chất tẩy rửa được khuyên sử dụng cho ghế da là chất có nồng độ kiềm thấp (PH- 7-8), trong khi các loại xà phòng, nước rửa chén, nước lau kính… được mọi người sử dụng hiện nay lại có độ kiềm khá cao từ (9-12), dù đã được người dùng pha loãng trong nước nhưng tính kiềm cao của chúng vẫn có thể khiến cho bề mặt da của ghế bị bạc màu, độ đàn hồi, độ mềm của da bị ảnh hưởng.

Điều đặc biệt cần lưu ý khi dùng phương pháp này là lượng hóa chất độc hại từ các chất tẩy rửa này rất dễ lưu lại trên ghế. Điều này rất có hại cho sức khỏe người sử dụng xe, nhất là trẻ em vốn có sức đề kháng kém và chưa có ý thức giữ vệ sinh tay tốt.

Chia sẻ

Bài viết liên quan